Chính trị Liên_đoàn_Ả_Rập

Trụ sở của Liên đoàn Ả Rập tại Cairo.

Liên đoàn Ả Rập là một tổ chức chính trị nỗ lực giúp các thành viên hội nhập về kinh tế, và giải quyết xung đột liên quan đến các thành viên mà không yêu cầu bên ngoài giúp đỡ. Nó sở hữu các yếu tố của một nhà nước nghị viện đại diện trong khi các vấn đề đối ngoại thường được sử lý dưới giám sát của Liên hiệp Quốc.

Hiến chương Liên đoàn Ả Rập[3] xác nhận nguyên tắc về một quê hương Ả Rập trong khi tôn trọng chủ quyền của các quốc gia thành viên riêng rẽ. Các quy định nội bộ của Hội đồng Liên đoàn[23] và các uỷ ban[24] được chấp thuận vào tháng 10 năm 1951. Chức vụ tổng thư ký được chấp thuận vào tháng 5 năm 1953.[25]

Kể từ đó, nhiệm vụ quản trị Liên đoàn Ả Rập dựa trên tính hai mặt, gồm các thể chế siêu quốc gia và chủ quyền của các quốc gia thành viên. Việc duy trì tính quốc gia riêng lẻ bắt nguồn từ việc giới tinh hoa nắm quyền muốn duy trì quyền lực và tính độc lập của họ trong các quyết định. Hơn nữa là việc các nước giàu lo ngại rằng sẽ phải chia sẻ của cải với các nước nghèo nhân danh chủ nghĩa dân tộc Ả Rập, cùng mối thù giữa những người cai trị Ả Rập, và ảnh hưởng từ các thế lực bên ngoài có thể phản đối đoàn kết Ả Rập, chúng được nhìn nhận là chướng ngại cho việc hướng đến hội nhập sâu hơn của liên đoàn.

Lưu tâm đến các tuyên bố trước đây của họ về ủng hộ người Ả Rập tại Palestine, những người dàn xếp công ước đã xác định bao gồm Palestine trong Liên đoàn từ khi tổ chức thành lập.[26] Điều này được thực hiện bằng một phụ lục viết rằng Hội đồng Liên đoàn sẽ chỉ định một đại biểu Ả Rập từ Palestine để tham gia các công việc của tổ chức cho đến khi quốc gia này giành được độc lập thực sự. Tại Hội nghị thượng đỉnh Cairo năm 1964, Liên đoàn Ả Rập khởi xướng thành lập một tổ chức đại diện cho nhân dân Palestine. Hội đồng Dân tộc Palestine đầu tiên được triệu tập tại Đông Jerusalem vào ngày 29 tháng 5 năm 1964. Tổ chức Giải phóng Palestine được thành lập trong hội nghị này vào ngày 2 tháng 6 năm 1964. Palestine nhanh chóng được nhận vào Liên đoàn Ả Rập, với đại diện là tổ chức trên. Ngày nay, Nhà nước Palestine là một thành viên đầy đủ của Liên đoàn Ả Rập.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Beirut vào ngày 28 tháng 3 năm 2002, liên đoàn thông qua Sáng kiến Hoà bình Ả Rập,[27] một kế hoạch hoà bình do Ả Rập Xê Út thúc đẩy cho xung đột Ả Rập-Israel. Sáng kiến này đề xuất bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Israel, đổi lại Israel được yêu cầu triệt thoái khỏi toàn bộ các lãnh thổ bị họ chiếm đóng, bao gồm cả Cao nguyên Golan, và công nhận độc lập của Palestine tại Bờ Tây và Dải Gaza, có thủ đô là Đông Jerusalem, cũng như một "giải pháp thích đáng" cho người tị nạn Palestine. Sáng kiến Hoà bình được tái xác nhận vào năm 2007, trong cùng năm, Liên đoàn cử một phái đoàn gồm các bộ trưởng ngoại giao của Jordan và Ai Cập sang Israel nhằm xúc kiến sáng kiến. Ngày 13 tháng 6 năm 2010, Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Amr Mohammed Moussa đến Dải Gaza, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một quan chức Liên đoàn Ả Rập kể từ khi Hamas tiếp quản vũ trang vào năm 2007.

Năm 2015, Liên đoàn Ả Rập lên tiếng ủng hộ cuộc can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út lãnh đạo tại Yemen nhằm chống lại phái Houthi theo Hồi giáo Shia và lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_đoàn_Ả_Rập http://www.alittihad.ae/details.php?id=31500&y=201... //nla.gov.au/anbd.aut-an35295859 http://www.census2010.gov.bh/results_en.php http://www.historyandtheheadlines.abc-clio.com/Con... http://geography.about.com/library/faq/blqzlowestp... http://www.al-bab.com/arab/docs/league/peace02.htm http://www.aljazeera.com/indepth/features/2014/03/... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2014/03/o... http://www.cnn.com/2013/07/30/world/meast/arab-lea... http://www.history.com/this-day-in-history/arab-le...